1. Mục đích tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp
- Tránh xâm phạm quyền SHCN đối với các đối tượng SHCN đã được bảo hộ của chủ thể khác;
- Đánh giá khả năng bảo hộ của các đối tượng SHCN (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ);
- Phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;
- Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết;
- Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao công nghê;
- Xác định các công nghệ thay thế;
- Nắm bắt các giải pháp có sẵn cho các vấn đề kỹ thuật;
- Tìm kiếm ý tưởng cho việc tiếp tục đổi mới công nghệ;
- Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;
- Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;
- Tìm kiếm thị trường thích hợp;
- Lựa chọn các đối tượng SHCN đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất;
2. Công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp
- Các cơ sở dữ liệu tra cứu trên internet;
- Các Bảng phân loại (IPC, Locarno, Ni-xơ, Viên)
- Bảng tra theo từ khóa;
- Các đĩa quang dùng để tra cứu;
- Công báo SHCN;
- Sổ Đăng bạ quốc gia;
3. Một số trang web tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp hữu ích
3.1 http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Đây là trang web thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn đăng ký nhãn hiệu đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.
3.2 http://www.wipo.int/madrid/monitor/en/index.jsp
Đây là trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu của WIPO, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin các nhãn hiệu của các quốc gia thành viên nộp theo hệ thống Madrid, trong đó bao gồm các nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam.
Theo: noip.gov.vn