Menu

Xây dựng thương hiệu cho lúa nếp hạt cau ở Ninh Bình

Lúa nếp hạt cau không còn xa lạ với người dân Ninh Bình, từ xưa ông cha ta còn gọi với cái tên nếp Thầu dầu và cứ vào thời kỳ cuối vụ mùa, những thửa ruộng trồng lúa nếp hạt cau lại ngào ngạt hương vị đặc trưng không lẫn được với các dòng lúa nếp khác.

Xây dựng thương hiệu cho lúa nếp hạt cau ở Ninh Bình

Lúa nếp hạt cau được gieo cấy trong vụ mùa 2018, quy mô 4 ha ở xã Khánh Trung (Yên Khánh). Ảnh: Đức Lam

 

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp & PTNT, vụ mùa năm 2018, toàn tỉnh có khoảng 1.740 ha lúa đặc sản, gồm các giống: Nếp hạt cau 1.467 ha, nếp cái hoa vàng 85 ha, dự 120 ha, tám xoan 68 ha.

 

Tại huyện Kim Sơn, lúa đặc sản nói chung và nếp cau nói riêng được gieo cấy ở xã Hồi Ninh, Kim Định, Như Hòa, Ân Hòa, Kim Tân, Xuân Thiện, Tân Thành, Cồn Thoi với 1.148,62 ha giống nếp hạt cau, 85 ha lúa nếp cái hoa vàng, 120 ha giống dự và 68 ha lúa tám xoan. Huyện Yên Khánh, lúa đặc sản gieo cấy chủ yếu ở các xã Khánh Nhạc, Khánh Trung, Khánh Thành với diện tích 71,5 ha giống lúa nếp hạt cau.

 

Huyện Hoa Lư gieo cấy chủ yếu ở Trường Yên, Ninh Khang, Ninh Hòa, Ninh Hải với diện tích 107,8 ha giống lúa nếp cau. Huyện Nho Quan gieo cấy chủ yếu ở Sơn Thành, Văn Phú, Quỳnh Lưu, Sơn Lai, Quảng Lạc, Kỳ Phú, Cúc Phương với diện tích 128,2 ha giống lúa nếp cau. Huyện Gia Viễn gieo cấy 7 ha lúa nếp hạt cau ở xã Gia Phong.Thành phố Tam Điệp gieo cấy 4 ha lúa nếp cau ở phường Yên Bình...

 

Như vậy, có thể thấy: Do năng suất khá, giá trị cao, lại ít bị sâu bệnh phá hoại... nên lúa nếp hạt cau là loại lúa đặc sản được nhiều địa phương trong tỉnh đưa vào sản xuất với tỷ trọng chiếm tới 84,3% tổng diện tích lúa đặc sản của cả tỉnh trong vụ mùa 2018. Các huyện Kim Sơn, Nho Quan, Hoa Lư là những nơi gieo cấy nhiều hoặc chủ yếu lúa nếp hạt cau.

 

Ông Lã Quốc Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV (Sở Nông nghiệp & PTNT ) cho biết: Trước đây, nông dân trồng lúa nếp cau theo phương pháp truyền thống và chỉ để sử dụng trong gia đình vào các ngày lễ, tết, giỗ…nên sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ, vỏ trấu đổi mầu, nguy cơ thoái hóa, mai một giống cao.

 

Những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng các giống cây trồng có chất lượng cao, giống lúa nếp cau đã được nhiều địa phương đưa vào bảo tồn, phục tráng.

 

Từ năm 2017,  Sở Nông nghiệp & PTNT đã quan tâm đến việc duy trì, bảo tồn và tiếp tục phát triển giống lúa đặc sản này vào sản xuất ở một số địa phương trong tỉnh và thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất lúa nếp cau tại các HTX Nông nghiệp: Kỳ Phú, Văn Phú (Nho Quan); Ngọc Động, Liên Sơn (Gia Viễn); Đại Sơn, Liên Trung, Đại Phú (Hoa Lư); Hợp Tiến (Yên Khánh) với quy mô 166 ha.

 

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống lúa nếp cau có thời gian sinh trưởng phát triển từ 150 ngày đến 155 ngày; cây cao từ 1,3 - 1,5 mét; bông lúa đều đặn, tỷ lệ hạt chắc khá cao, trung bình từ 110 - 155 hạt/bông lúa; vỏ trấu có màu hạt cau khô, hạt gạo to mẩy; gạo mầu trắng ngà, xôi dẻo có mùi thơm hấp dẫn.

 

Giống có khả năng chống chịu bệnh bạc lá; tuy nhiên đây là giống có thời gian sinh trưởng dài cho nên cần chú ý phòng trừ sâu đục thân cuối vụ.

 

Về thị trường tiêu thụ, lúa nếp cau đang có thị trường tiêu thụ tốt, giá bán cao từ 1,6-1,8 triệu đồng/ tạ thóc, người sản xuất có lợi nhuận khá; hiệu quả kinh tế gấp 1,5-3 lần so với lúa tẻ thường.

 

Do đó cần khuyến khích mở rộng nhanh diện tích đáp ứng yêu cầu thị trường lúa gạo đặc sản, đồng thời hướng tới mục tiêu liên kết sản xuất để xây dựng vùng sản xuất lúa gạo đặc sản mang thương hiệu Ninh Bình.

 

Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho đơn vị, người dân sản xuất lúa nếp cau, UBND tỉnh Ninh Bình có Quyết định 1375/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 giao cho Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Âu Mỹ ( Bộ Khoa học và Công nghệ) là đơn vị tư vấn với mục tiêu xây dựng logo tem nhãn, bộ tiêu chí chất lượng và quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm nếp hạt cau Ninh Bình.

 

Mới đây Trung tâm đã tổ chức buổi hội thảo lấy ý kiến trao đổi, bổ sung về xác định chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm; mẫu logo cùng bộ tiêu chí chất lượng sản phấm và quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nếp hạt cau Ninh Bình.

 

Đã có nhiều ý kiến trao đổi về logo, bộ tiêu chí chất lượng...Khi thương hiệu "Nếp hạt cau Ninh Bình" thành một thương hiệu mạnh trên thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhận hiệu chứng nhận này trong việc phát triển sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa nếp hạt cau có xuất xứ từ Ninh Bình.

Nguồn: ninhbinh.org.vn

Đối tác chiến lược

/Resources/MenuImg/2020/08/19/evn.png /Resources/MenuImg/2020/08/19/pvn.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/vinacomin.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/sokhcnhn.png /Resources/MenuImg/2020/08/19/vuonggia.png /Resources/MenuImg/2020/08/19/sbic.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/thachban.png /Resources/MenuImg/2020/08/19/logo.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/logokontum.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/bogtvt.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/bonnvptnt.png /Resources/MenuImg/2020/08/19/botnvmt.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/cuchtt.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/21/ninhbinh.png /Resources/MenuImg/2020/08/21/kontum.png /Resources/MenuImg/2020/08/21/hanam.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/21/laocai.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/evn.png /Resources/MenuImg/2020/08/19/pvn.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/vinacomin.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/sokhcnhn.png /Resources/MenuImg/2020/08/19/vuonggia.png /Resources/MenuImg/2020/08/19/sbic.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/thachban.png /Resources/MenuImg/2020/08/19/logo.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/logokontum.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/bogtvt.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/bonnvptnt.png /Resources/MenuImg/2020/08/19/botnvmt.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/19/cuchtt.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/21/ninhbinh.png /Resources/MenuImg/2020/08/21/kontum.png /Resources/MenuImg/2020/08/21/hanam.jpg /Resources/MenuImg/2020/08/21/laocai.jpg
0912181539